Phần mềm giao việc và quản trị nhân sự Tomaho

“EM TƯỞNG…” TƯỞNG KHÔNG HẠI MÀ HẠI KHÔNG TƯỞNG

“EM TƯỞNG…” TƯỞNG KHÔNG HẠI MÀ HẠI KHÔNG TƯỞNG

Công sở luôn được biết đến như một môi trường thị phi với nhiều mối quan hệ phức tạp, điều này khiến chúng ta phải biết cách giao tiếp, điều gì nên nói và không nên nói. 

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Thật vậy, giao tiếp trong đời sống thường nhật đã khó, giao tiếp giữa trốn đông người lại càng không dễ dàng, đặc biệt là những môi trường có nhiều mối quan hệ như công sở. Lúc nhỏ, mỗi người chỉ mất 1 đến 2 năm để học nói, nhưng không nghĩ lại phải dùng cả đời để học “cách nói”. Cuộc sống vốn không dễ dàng nên chúng ta luôn phải học hỏi nhiều điều, ngày ngày trau dồi và rèn luyện bản thân.

Nếu đã có mong muốn trở thành người thành công thì nên học cách điềm tĩnh và cẩn thận, bởi vì chỉ cần 1 giây phút nào đó bạn không kiểm soát được cảm xúc bản thân mà thốt ra nhưng lời lẽ không đúng mực, thì đồng nghĩa với việc những gì bạn đang và đã cố gắng gây dựng trong nhiều năm sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. 

Đơn giản như căn bệnh “em tưởng…” của đa số nhân viên công sở

  • “Em tưởng mai mới phải nộp báo cáo”
  • “Em tưởng như vậy là đúng ý sếp rồi nên em không sửa lại”
  • “ Em tưởng anh ký dự án đó rồi nên em đang đợi chỉ đạo”

Tôi cũng chắc chắn rằng không ít người quản lý hay chủ doanh nghiệp đã từng nghe được câu “em tưởng…” rồi  đến “em xin lỗi” trông có vẻ ngô nghê như vậy. Khi đi làm, ai cũng muốn có công việc mình yêu thích, lương cao, dễ thăng tiến nhưng khi nói đến hiệu quả công viêc không đạt thì chỉ còn những lý do “em tưởng…”. Nếu bạn là người không cẩn thận, bị động chờ đợi trong công việc, thường hay đưa ra lý do biện minh cho lỗi lầm của mình thì sẽ chỉ khiến bản thân mất điểm trong mắt người khác. Bạn muốn thành công thì thông minh thôi chưa đủ, còn rất nhiều yếu tố quan trọng khác phải dựa vào thái độ.

Thay đổi cách làm việc của ban, loại bỏ những hậu quả sai lầm trước khi nó xảy ra. Đừng chỉ vội vã nhận việc rồi lao vào làm từ a-z như những con ong chăm chỉ, điều đó chưa hẳn đã đem lại kết qủa tốt. Bạn nên xem xét kỹ lại nội dung công việc, nếu đã hiểu rõ thì bắt đầu lên kế hoạch để triển khai nó, còn chưa chắc chắn bạn nên hỏi lại cấp trên để đảm bảo rằng bạn và sếp mình cùng định hướng, kết quả công việc sẽ đúng như yêu cầu mà không xảy ra sai sót không mong muốn. 

Một sản phẩm tốt, một công việc hiệu quả được thể hiện trực tiếp qua thái độ làm việc của bạn, những người có thái độ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm sẽ không thể đạt kết quả tốt. Muốn thành công, bạn đừng nên nghĩ nhiều mà hãy làm nhiều hơn, vì sẽ không ai quan tâm quá trình làm việc của bạn gặp phải vấn đề gì, họ chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng mà thôi.  Cho nên, hãy làm việc bằng cái tâm, chủ động trong công việc và dốc sức hoàn thành nó thì thành công sẽ tự khắc đến với bạn. 

Đối với vai trò là một người chủ doanh nghiệp, một người quản lý đừng để nhân viên sợ bạn, vì khi bạn lắng nghe nhân viên của mình thì bạn mới tránh được những rắc rối có thể sẽ xảy ra. Xây dựng quy chế, đưa tất cả công việc vào quy trình rõ ràng, để nhân viên chịu trách nhiệm với công việc được giao, tạo môi trường làm việc thoải mái nhưng chuyên nghiệp, như vậy mới sớm loại bỏ được căn bệnh “em tưởng…”.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi và đang tìm kiếm những giải pháp cho vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi để được trải nghiệm hệ thống quản lý công việc chuyên nghiệp cho doanh nghiệp – TomWork, quản lý và kiểm tra quá trình làm việc của toàn bộ nhân viên chỉ cần qua hệ thống dù bạn đang ở bất kỳ đâu. Liên hệ ngay để được tư vấn

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

On Key

Related Posts