Phần mềm giao việc và quản trị nhân sự Tomaho

Quản Lý Nhân Sự Là Ai? Và Công Việc Là Gì?

Quản lý nhân sự – Là một trong những ngành nghề đang thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, và nó có triển vọng trong tương lai bởi mọi bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vị trí này. Vậy quản lý nhân sự đảm nhiệm công việc gì lại có tầm quan trọng lớn đến vậy? Hôm nay, cùng Tomahosoft đi tìm hiểu đáp án nhé.

  1. Quản lý nhân sự làm việc gì?

Đây là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm và đi tìm lời giải đáp, tuy nhiên để có thể trả lời được câu hỏi đó thì chúng ta cần biết về công việc này. Đây là một trong những công việc sở hữu nhiều nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trên thực tế thì bất cứ chủ doanh nghiệp hay người quản lý đều cần rèn luyện bản thân khả năng quản lý nhân sự hay là xây dựng một quá trình quản lý nhân sự trong công ty chi tiết, hợp lý.

Có thể các bạn cũng biết nhân sự chính là yếu tố then chốt trong tổ chức doanh nghiệp. Lựa chọn, sắp xếp nhân sự có năng lực phù hợp với công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ là điều mà người quản lý quan tâm. Dưới đây là tổng hợp những nhiệm vụ chính của quản lý nhân sự.

a. Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến nhân sự

Đối với bất cứ bộ máy hoạt động kinh doanh nào thì nhân sự cũng có vai trò trọng yếu để có thể nâng cao được chất lượng nhân sự mà vẫn đảm bảo chính sách cũng như quy định của nhà nước về nguồn nhân lực. Ngoài ra các nhà quản trị nhân sự cũng chịu trách nhiệm đưa ra những giải pháp để giải quyết các chính sách trong phạm vi để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

b. Tư vấn cho bộ phận khác về nhân lực

Đây là câu trả lời phù hợp nếu bạn chưa hiểu “quản lý nhân sự làm gì?” Có thể nói rằng đây là nhiệm vụ hằng ngày của một nhà quản lý nhân sự, cần tư vấn các vấn đề nghỉ việc của nhân viên, chế độ lương, thưởng, bổ sung thêm nhân sự… để đảm bảo rằng bộ máy hoạt động một cách tốt nhất.

c. Cung cấp dịch vụ nội bộ doanh nghiệp

Là một vai trò quan trọng của quản lý nhân sự, đặc biệt là cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi khi có thông báo bổ sung nhân sự thì cần có kế hoạch tuyển dụng theo đúng yêu cầu. Hoặc các nhà quản trị chủ động đề xuất bổ sung thêm nhân sự. Ngoài ra quản lý nhân sự cũng quản lý các chương trình thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm,… tổng hợp chung là các vấn đề liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp.

d. Chấm công, tính lương cho nhân viên

Đây cũng được coi là công việc hằng ngày của bộ phận quản lý nhân sự. Mặc dù trong thời đại hiện nay không cần phải ghi chép từng ngày công của nhân viên theo như trước kia nữa mà đã có các ứng dụng hỗ trợ chấm công hiệu quả giúp quản lý ngày công của nhân viên. Tuy nhiên không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của quản lý nhân sự, vì doanh nghiệp vẫn cần quan sát thái độ làm việc của nhân viên, ngày đi làm trễ… để đánh giá xếp hạng nhân viên.

  1. Tầm quan trọng của quản lý nhân sự

Như trên “quản lý nhân sự là gì?” thì qua bài đọc bạn cũng đã hiểu rõ thêm một phần vai trò quan trọng của bộ phận quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Nhân sự chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến dịch kinh doanh, để duy trì, xây dựng mà còn giúp phát triển bộ máy sản xuất kinh doanh. Quản trị nguồn nhân lực ngày càng phức tạp hơn do ảnh hưởng từ cơ chế thị trường lao động khắc nghiệt hơn. Nên để có được nguồn nhân sự chất lượng thì vai trò của quản lý nhân sự được phát huy mạnh mẽ.

Với những chuyên môn sẵn có cùng nghiệp vụ vững vàng thì càng giúp nguồn nhân lực phát triển. Quản lý nguồn nhân lực còn mang lại ảnh hưởng tích cực đến tìm kiếm, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng. Người quản lý nhân sự là người đánh giá chính xác khả năng làm việc của nhân sự để phân công việc phù hợp, như vật sẽ giúp nhân sự phát huy được hết năng lực và có tinh thần phần đấu cống hiến trong công việc.

  1. Tố chất của một nhà quản lý nhân sự

Đối với thị trường việc làm như ngày nay thì không chỉ riêng nhân sự mà công việc nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu cao về ứng viên. Vì thế để thành công trong vị trí quản lý nhân sự thì cũng cấn có những tố chất sau.

a. Làm việc tận tâm, tận tụy

Như ở trên làm quản lý nhân sự có rất nhiều việc nên đây cũng là một công việc khá nhiều thử thách và vất vả. Nếu bạn không có lòng yêu nghề, nhiệt huyết vì công việc thì cũng dễ nao lòng với sóng gió. Nhân sự là một ngành nghề có những trọng trách vô cùng quan trọng từ việc tuyển dụng đến tính lương và tư vấn nhân lực… Thì chắc hẳn trách nhiệm trong cũng việc cũng đòi hỏi cao hơn. Hãy chắc chắn rằng mình luôn tận tụy với công việc để làm việc được hiệu quả hơn nhé.

b. Thấu hiểu và lắng nghe

Dường như tốt chất này vừa dễ cũng lại vừa khó để đạt được, không phải là ai cũng đủ kiên nhẫn để lắng nghe thấu hiểu người khác. Đặc thù của nhà quản lý nhân sự là thường xuyên tiếp xúc với nhiều người ở các bộ phận khác nhau, hay phỏng vấn ứng viên nên việc lắng nghe cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn là người có sẵn tốt chất này thì quản trị nhân sự của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

c. Nắm rõ khả năng làm việc của nhân sự

Khi nhà quản lý nhân sự còn lựa chọn đúng người, giao đúng việc thì mới phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân sự. Đương nhiên khi các doanh nghiệp đang quan tâm đến chất lượng nhân sự thi việc đánh giá chính xác khả năng làm việc cũng như mức độ phù hợp của ứng viên sẽ có ích rất lớn. Đối với bất cứ một ông chủ doanh nghiệp nào cũng muốn người quản lý nhân sự có được tố chất này, nên bạn thể hiện được điều này trước mặt họ sẽ được coi là cánh tay phải đắc lực.

d. Tấm gương chuẩn mực

Ở vai trò là người quản trị nhân sự, khó có thể quản lý được nhân viên cấp dưới khi mình không phải là người chuẩn mực. Nên người quản lý nhân sự cũng cần có những chuẩn mực để nhân viên trong doanh nghiệp muốn học tập làm theo. Ngoài khả năng chuyên môn thì còn phải thường xuyên tương tác với các bộ phận khi là người mẫu mực thì khả năng góp ý kiến hay lời tư vấn cũng có trọng lượng hơn. Chính vì thế, hãy luôn là tấm gương sáng để nhân viên khác học tập và làm theo sẽ giúp bộ máy của doanh nghiệp luôn đạt được hiệu quả cao nhất.

Trên đây là tất cả những gì về người quản lý nhân sự. Mọi người cũng đã hiểu và hình dung rõ hơn về bộ phận nhân sự, những công việc cần làm, hay tố chất để có thể trở thành một người quản lý nhân sự giỏi giúp bộ máy doanh nghiệp luôn phát triển.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

On Key

Related Posts