Phần mềm giao việc và quản trị nhân sự Tomaho

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến loại hình kế toán doanh nghiệp đang được quan tâm nhiều. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì? Người làm kế toán doanh nghiệp cần kiến thức gì? Cần phải nắm được những thông tin gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kế toán doanh nghiệp.

Quy trình làm việc chung của người kế toán trong doanh nghiệp bao gồm:

   ₋  Tiếp nhận xử lý nghiệp vụ phát sinh 

   ₋  Lập chứng từ kế toán

   ₋  Kiểm soát và theo dõi dòng tiền của doanh nghiệp

   ₋  Thực hiện các công việc cuối kỳ là thực hiện bút toán kết chuyển/cuối kỳ

   ₋   Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế

Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật, và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp thương mại bao gồm hai mảng bộ phận chính đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Trong đó: 

Kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị. Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của doanh nghiệp.

Công việc của kế toán nội bộ bao gồm:

  ₋  Phát hành, kiểm tra, rà soát các chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự

  ₋  Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ

  ₋  Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học và an toàn

  ₋  Kiểm soát và phối hợp thực hiện các công việc đối với các kế toán nội bộ khác

  ₋  Lập báo cáo hàng tuần, hàng thàng, hàng quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp lãnh đạo

Ngoài ra kế toán nội bộ có thể được giao công việc thống kế, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở cho giám đốc điều hành đưa ra các chiến lược phát triển trong tương lai, kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn.

Tuy nhiên, tùy vào mô hình doanh nghiệp mà công việc của kế toán nội bộ có sự sắp xếp khác biệt nhau.

Kế toán nội bộ cũng được chia thành nhiều chức năng khác nhau:

  ₋  Kế toán thu chi: theo dõi và cập nhật các chứng từ thu chi tiền mặt từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lưu trữ và kiểm soát khi cần truy xuất lại.

  ₋  Kế toán kho: lập chứng từ xuất nhập hàng hóa theo thực tế, theo dõi và quản lý luồng hàng hóa giữa các kho, lập báo cáo theo dõi tồn kho mọi thời điểm.

  ₋  Kế toán ngân hàng: lập các chứng từ thu chi qua ngân hàng, theo dõi luồng tiền luân chuyển trong kỳ và cuối tháng đối chiếu kiểm tra số liệu đúng.

  ₋  Kế toán tiền lương: lập và theo dõi hợp đồng lao động, xây dựng quy chế lương và công thức tính lương cho từng đối tượng nhân viên, cuối tháng tổng kết lương và thanh toán lương cho nhân viên.

  ₋  Kế toán bán hàng – mua hàng: Lập các chứng từ bán hàng và mua hàng theo phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán trên phần mềm với số liệu kho và công nợ.

  ₋  Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ của khách hàng và công nợ với nhà cung cấp, nhắc nhỏ công nợ quá hạn của khách hàng và kịp thời thanh toán nợ nhà cung cấp theo đúng hạn.

  ₋  Kế toán tổng hợp: nhiệm vụ ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

  ₋  Kế toán nội bộ là một vị trí quan trọng, quan kế toán nội bộ ta có thể nắm bắt được các vấn đề thực trạng cũng như tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Kế toán thuế là một vị trí vô cùng quan trọng như kế toán nội bộ và không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhiệm vụ của người kế toán thuế là xác định cơ sở để tính thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp cho nhà nước. 

Công việc vủa người kế toán thuế bao gồm:

  ₋ Thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn chứng từ kế toán

     · Thu thập: nhiệm cụ của kế toán thuế là tập hợp hết các hóa đơn chứng từ kế toán để làm căn cứ kê khai và tính thuế

     · Xử lý: một số hóa đơn khi được lập có sai sót, vì vậy người kế toán thuế cần biết cách xử lý sao cho hợp lý – hợp lệ – hợp pháp tránh trường hợp xử lý không kịp thời phải chịu mức phạt theo quy định pháp luật 

     · Sắp xếp: mỗi kế toán thuế sẽ có một cách sắp xếp hóa đơn – chứng từ khác nhau có thể là theo bộ nhưng cần phải sắp xếp theo trình tự thời gian

    · Lưu trữ: đối với hóa đơn thông thường theo quy định pháp luật sẽ cần lưu trữ 10 năm

  ₋  Hàng tháng: kê khai làm những loại báo cáo thuế theo tháng. Kế toán cần xác định doanh nghiệp của mình cần các loại báo cáo thuế nào. Như báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

  ₋  Hàng quý làm báo cáo thuế quý.

Lập tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý

Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

Lập tờ khai thuế GTGT (nếu có)

Lập tờ khai thuế TNCN (nếu có)

₋  Cuối năm chính là thời điểm các kế toán thuế bận rộn nhất vì đây là thời điểm quan trọng để hoàn thành bộ báo cáo tài chính. Để hoàn thành được bộ báo cáo tài chính, kế toán thuế phải kiểm tra, rà soát lại các vấn đề còn tồn đọng, chưa được giải quyết trong năm. Kiểm tra các số liệu từ chi tiết tới tổng hợp cũng như các kê khai, hạch toán đã khớp với nhau chưa.

Quy trình kế toán thuế được thực hiện qua các bước sau:

₋  Bước 1: giải quyết các nghiệp vụ kế toán phát sinh

₋  Bước 2: lập chứng từ kế toán

₋  Bước 3: ghi sổ sách kế toán

₋  Bước 4: thực hiện các công việc của kế toán thuế trong thời điểm cuối kỳ

₋  Bước 5: lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh

₋  Bước 6: lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế

Qua mô tả công việc của kế toán doanh nghiệp và quy trình thực hiện có thể đánh giá kế toán doanh nghiệp cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Công việc của kế toán vô cùng nhiều bởi các nghiệp vụ phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao, người kế toán cần có phương pháp và phương thức để hỗ trợ trong quy trình quản lý nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp. Với các công cụ truyền thống trước đây chưa hỗ trợ tuyệt đối cho người kế toán, khi các nghiệp vụ kế toán phải thực hiện thủ công quá nhiều sẽ làm tăng độ sai sót dữ liệu.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ phần mềm trên thị trường hỗ trợ tối ưu cho người kế toán doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ kế toán, các báo cáo được lập tự động giúp giảm thiểu thời gian tổng hợp số liệu từ nhiều bộ phận cho việc lập báo cáo thủ công.

Lợi ích của việc sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp:

₋  Quy trình nhập liệu phần mềm kế toán đơn giản và nhanh chóng hơn khi ghi chép thủ công, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian làm việc. Một số nghiệp vụ phải thao tác nhập liệu nhiều lần gây tốn thời gian nhưng với phần mềm kế toán người dùng có sự kế thừa dữ liệu trực tiếp làm  giảm bớt thời gian thao tác hạn chế số liệu chênh lệch so với thực tế.

₋  Phần mềm có tính năng tự động hóa, thay thế những thao tác tính toán thông thường, giúp hạn chế tối đa lỗi khi tính toán. Trường hợp phát sinh lỗi khi tính toán trên phần mềm là do việc nhập liệu đầu vào bị nhẫm lẫn, tuy nhiên trường hợp xảy ra sai sót do thao tác người dùng thì phần mềm vẫn cho phép điều chỉnh lại số liệu để sửa lỗi này.

₋  Phần mềm kế toán có khả năng thống kê, xây dựng các báo cáo chuẩn theo quy định của bộ tài chính và yêu cầu của doanh nghiệp. Hỗ trợ lập các báo cáo đa dạng tùy theo tiêu chí mà doanh nghiệp muốn thống kê. Điểm nổi bật là phần mềm giải quyết tức thời các phép tính toán phức tạp với số lượng tính toán lớn. 

₋  Khi sử dụng phần mềm kế toán, nhà quản lý sẽ luôn nắm được dầy đủ thông tin tài chính của doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất. Các phần mềm kế toán hiện này được triển khai trên cloud rất tiện ích cho cấp quản lý nắm bắt được dòng tiền tài chính mọi lúc mọi nơi. 

₋  Tiện ích của các phần mềm hiện nay là giao diện thân thiện, đơn giản, dễ dàng sử dụng. Hầu hết các phần mềm hiện nay đều hướng đến sự thân thiện, dễ dùng cho người dùng. Đối với những người mới tiếp cận phần mềm cũng có thể dễ dàng tìm hiểu và thao tác trải nghiệm tính năng của phần mềm.

₋  Ngoài ra khi có thông tư, quy định mới về thuế và BHXH, phần mềm kế toán sẽ giúp bạn cập nhật ngay các thay đổi đó.

Nếu có sự lựa chọn phù hợp thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí khi biết ứng dụng công cụ vào công tác quản lý đồng thời đáp ứng tối ưu được nhu cầu của doanh nghiệp, phát huy tối đa lợi ích và hạn chế rủi ro phát sinh.

Phần mềm kế toán Tomaho là một trong những phần mềm đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và tin dùng nhờ những tính năng nổi bật so với các phần mềm kế toán khác với mức chi phí hợp lý đáp ứng tối ưu nhu cầu quản trị kế toán doanh nghiệp. 

Hi vọng với những thông tin chia sẽ trên, doanh nghiệp có thể chọn lựa cho mình phần mềm kế toán doanh nghiệp phù hợp nhất.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

On Key

Related Posts